Con có thể đại diện cho bố mẹ khởi kiện đòi thừa kế không?

Trong trường hợp nội dung di chúc không rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau thì người công bố di chúc và những người thừa kế phải cùng nhau giải thích nội dung di chúc dựa trên ý nguyện đích thực trước đây của người chết

Hỏi: Ông bà nội cháu mất đã lâu, khi đó, ông bà không để lại di chúc. Mảnh đất ông bà để lại rất lớn. Tất cả gia đình các con của ông bà đều sinh sống và làm nhà trên mảnh đất đó trong đó có cả gia đình cháu.Mảnh đất đó bị các hộ dân lân cận chiếm và đã tranh chấp rất nhiều, mảnh đất ông bà nội để lại chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng có hồ sơ gốc nguồn gốc đất mà bác thứ 8 cháu đang giữ. Sau thời gian tranh chấp thì họ lại thoả thuận với gia đình cáccô, chú, bác cháu bán lại mảnh đất tranh chấp cho họ, mà không có hỏi qua ý kiến của cha cháuvà cũng không cần cha cháuký tên vào giấy tờ bán. Vậy cho cháu hỏi:1/ Ông bà nội mất không để lại di chúc thì cô chú bác cháu và cha cháu được quyền thừa kế theo pháp luật hàng thừa kế thứ nhất là chia đều di sản để lại là mảnh đất đó. Và khi mảnh đất đó muốn được bán đi thì phải xin ý kiến của tất cả cô chú bác và cha cháu thì mới hợp pháp đúng không? (Vì di sản chưa chia khi ông bà mất, chỉ con cái của ông bà ai muốn làmnhà thì làm, và thật sự gia đình cháu bức xúc là đất bán đi mà mình không được hỏi ý kiến, giống như mặc định là không có quyền trong khối di sản đó vậy, chẳng xem cha mẹ cháu ra gì).3/ Cô, chú, bác cháu người nào cũng cómột phần rộng lớn để làmnhà nhưng gia đình cháu không ý kiến gì vì tình nghĩa anh em bà con thân thuộc, nhưng khi họ làmnhà hoàn chỉnhlại nói ngược lạilà gia đình cháu cũng ký tên đồng ý cho, thái độ khinh bỉ rất là khó chịu, chẳng tôn trọng gia đình cháu, thật sự cha mẹ cháu chẳng ký tên xác nhận là cho bao giờ. Cô chú bác của cháu nói là họ lớn, họ có quyền quyết định tài sản ông bà để lại, cháu chắc chắn biết điều đó là sai. Cha mẹ cháu lo cơm áo gạo tiền, ít chữ, nên cho cháu hỏi có thể uỷ quyền cho cháu (cháu sinh năm 1992) được đi đứng trong việc tranh chấp yêu cầu việc chia thừa kế đúng đắn, tôn trọng gia đình cháu bằng cách khi muốn bán hay làm gì đó trên mảnh đất ông bà phải hỏi ý kiến gia đình cháu được không? ( Ngô Hà Linh - Hưng Yên)


Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Thị Mai Phương – Tổ tư vấn pháp luật thừa kế – Công ty Luật TNHH Everest – trả lời:

Do các con của ông bà bạn đã làm nhà và sinh sống trên mảnh đất là di sản thừa kế, vì vậy, trong trường hợp này, người quản lý di sản thừa kế là tất cả các con của ông bà bạn theo quy định tại khoản 2 Điều 638 BLDS 2005:

"Điều638.Người quản lý di sản

...

2. Trong trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản..."

Như vậy, căn cứ vào khoản 2 Điều 639 BLDS 2005 thì nghĩa vụ của người quản lý di sản được quy định như sau:

"Điều 639.Nghĩa vụ của người quản lý di sản

...

2. Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2 Điều 638 của Bộ luật này có các nghĩa vụ sau đây:

a) Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp và định đoạt tài sản bằng các hình thức khác;

b) Thông báo về di sản cho những người thừa kế;

c) Bồi thường thiệt hại, nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;

d) Giao lại di sản theo thoả thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc theo yêu cầu của người thừa kế."

Theo quy định trên, việc các bác, cô, chú của bạn tự ý bán đất mà không có sự đồng ý của bố bạn là không đúng. Trong trường hợp này, để đảm bảo được lợi ích của mỗi bên, gia đình bạn có thể tự thỏa thuận với gia đình các bác, cô, chú của bạn để tìm ra phương án giải quyết tốt nhất. Nếu không thỏa thuận được, gia đình bạn có thể làm đơn khởi kiện lên Tòa, yêu cầu Tòa chia di sản thừa kế và áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để ngăn chặn việc bán đất của các bác, cô, chú của bạn.

Về vấn đề đại diện, bố mẹ bạn có thể ủy quyền cho bạn làm đại diện theo ủy quyền để tham gia tranh tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.