Có thể ủy quyền xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ không?

Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp nếu không trực tiếp nộp đơn yêu cầu xử lý vi phạm thì có thể ủy quyền cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh, đại lý của mình hoặc đại diện sở hữu công nghiệp tại Việt Nam tiến hành thủ tục yêu cầu xử lý vi phạm.

Hỏi: Công ty tôi vừa phát hiện một doanh nghiệp trên địa bàn làm giả nhãn hiệu hàng hoá, khiến cho doanh thu của công ty tôi sụt giảm. Vì công ty tôi hiện tại không có nhân sự đủ khả năng giải quyết nên tôi muốn ủy quyền cho người ngoài công ty thực hiện. Tuy nhiên, tôi nghe một số người nói trường hợp của công ty tôi chỉ có thể do công ty giải quyết, không thể ủy quyền cho người khác. Nhờ Luật sư tư vấn, công ty tôi có thể uỷ quyền cho người khác giải quyết vụ này được không? (Như Ngọc - Hòa Bình)
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Điều 22 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp quy định quyền yêu cầu xử lý vi phạm và thẩm quyền chủ động phát hiện, xử lý vi phạm như sau: “Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp bị thiệt hại do hành vi vi phạm bao gồm cả tổ chức được trao thẩm quyền quản lý chỉ dẫn địa lý được bảo hộ tại Việt Nam”. (điểm a khoản 1)

Điều 23 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp quy định về ủy quyền yêu cầu xử lý vi phạm như sau: “Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp quy định tại Khoản 1 Điều 22 của Nghị định này nếu không trực tiếp nộp đơn yêu cầu xử lý vi phạm thì có thể ủy quyền cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh, đại lý của mình hoặc đại diện sở hữu công nghiệp tại Việt Nam tiến hành thủ tục yêu cầu xử lý vi phạm quy định tại Nghị định này”. (khoản 1)

Như vậy, công ty anh (chị) là chủ thể quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hoá bị xâm phạm cho nên công ty sẽ có quyền yêu cầu xử lý vi phạm đối với hành vi xâm phạm đó. Nếu không trực tiếp nộp đơn yêu cầu xử lý vi phạm thì có thể ủy quyền Như vậy, công ty bạn có thể uỷ quyền cho cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh, đại lý của mình hoặc đại diện chủ sở hữu công nghiệp tại Việt Nam tiến hành thủ tục yêu cầu xử lý vi phạm.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.