Có được yêu cầu để lại phần di sản để thờ cúng hay không?

Luật sư tư vấn về di sản thờ cúng...

Hỏi: Cha mẹ tôi có 6 người con, 4 gái đầu, 2 trai cuối, tôi là con thứ ba trong chị em. Trước đây tôi có đi công tác xã hội không thường xuyên ở nhà, mẹ tôi đã mất năm 1978, cha tôi mất năm khoảng năm 1992, em trai lớn của tôi (Trần Hữu Quý) mất năm 1984, em trai nhỏ (Trần Hữu Hiếu) mất 1993, phần đất đai của cha mẹ tôi khi cha tôi mất có điểm chỉ vào văn bản giao lại cho Trần Hữu Hiếu (Văn bản giấy tờ tôi không được rõ chỉ được mọi người nói vậy), hiện mảnh đất mà cha mẹ tôi để lại được chia cho các chị e trên tôi và dưới tôi (Trên danh nghĩa là mua do vợ của Trần Hữu Hiếu đứng tên bán mà không thông báo cho mọi người được biết) thủ tục chuyển tên chưa sang cho vợ Trần Hữu Hiếu. Năm 2001 UBND xã có chủ trương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì chị cả tôi có đứng tên kê khai phần đất của cha mẹ tôi cho tất cả mọi người được chuyển nhượng trên danh nghĩa bán đất của cha mẹ cho các con (Tất cả mọi người đều được trừ tôi) và hiện tất cả các thửa đều đã được cấp sổ đỏ, hiện vợ Trần Hữu Hiếu trên danh nghĩa vẫn quản lý và sử dụng các phần đất còn lại khoảng 300m2. Tôi có đề nghị được xin lại một phần đất trong diện tích còn lại đó nhưng không được. Vậy tôi xin hỏi Luật gia là nếu bây giờ tôi yêu cầu hoặc nhờ UBND xã can thiệp để tôi xin lại một phần đất để thờ phụng thì có được không? Cấp nào giải quyết? Căn cứ theo văn bản nào? (Trọng An - Quảng Ninh)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Việc để phần đất là di sản thừa kế có là di sản dùng vào việc thờ cúng hay không là do ý chí của ngưởi viết di chúc thể hiện trong di chúc.Bạn không thể yêu cầu cơ quan nhà nước can thiệp vào di chúc của người khác.

Nếu muốn có di sản dùng vào việc thờ cúng thì những người thừa kế theo di chúc có thể thỏa thuận với nhau. Bạn cho biết, toàn bộ phần đất của cha mẹ bạn đều để lại cho Trần Hữu Hiếu. Khi Trần Hữu Hiếu chết mà không để lại di chúc thì vợ của Trần Hữu Hiếu sẽ được hưởng toàn bộ phần đất đai của cha mẹ bạn. Như vậy, chỉ khi vợ của Trần Hữu Hiếu đồng ý thì mới có thể để lại phần đất để dùng vào việc thờ cúng và cơ quan nhà nước cũng không có quyền can thiệp.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.