Có được ủy quyền cho người khác nhận bảo hiểm thất nghiệp không?

Có thể ủy quyền cho người thân bạn nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp nếu người lao động thuộc một trong các trường hợp tai nạn, hỏa hoạn, lũ lụt, thiên tai, hoặc ốm đau có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.

Hỏi: Tôi bị tai nạn giao thông (gãy chân) không thể đi nhận tiền trợ cấp thất nghiệp, vậy tôi muốn hỏi trợ cấp thất nghiệp trả trực tiếp cho người thất nghiệp hay được ủy quyền cho người khác nhận? (Nguyễn Bình - Hải Phòng)
Luật sư tư vấn pháp luật lao động - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật lao động - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài (24/7): 1900 6198


Luật gia Âu Thị Minh Nguyệt - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định như sau:

“2. Người lao động được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ theo đường bưu điện nếu thuộc một trong các trường hợp sau: a) Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền; b) Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền; c) Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.”

Như vậy, anh/ chị chỉ có thể ủy quyền cho người thân bạn nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp nếu anh/chị thuộc một trong các trường hợp tai nạn, hỏa hoạn, lũ lụt, thiên tai, hoặc ốm đau có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.

Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp như sau:

“4. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động vẫn được nhận hoặc ủy quyền cho người khác nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu thuộc một trong các trường hợp sau: a) Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền; b) Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền; c) Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.”

Luật gia Âu Thị Minh Nguyệt - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật gia Âu Thị Minh Nguyệt - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198


Và căn cứ theo khoản 3 Điều 10 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH về việc thông báo tìm kiếm việc làm :

“3.Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không phải trực tiếp thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm nếu thời gian thông báo về việc tìm kiếm việc làm nằm trong khoảng thời gian mà người lao động thuộc một trong các trường hợp sau: a) Ốm đau nhưng không thuộc trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền; b) Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền; c) Bị hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; d) Cha, mẹ, vợ/chồng, con của người lao động chết; người lao động hoặc con của người lao động kết hôn có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn."

Các trường hợp không trực tiếp đến trung tâm dịch vụ việc làm thì chậm nhất trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày cuối cùng của thời hạn thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm theo quy định, người lao động phải gửi thư bảo đảm hoặc ủy quyền cho người khác nộp bản chính hoặc bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ theo quy định nêu trên đến trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, trường hợp gửi theo đường bưu điện thì tính theo ngày gửi ghi trên dấu bưu điện.

Theo đó, trong trường hợp của anh/chị, do anh.chị bị tai nạn nên khi có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền thì bạn không cần phải trực tiếp tới Trung tâm việc làm thông báo về việc tìm kiếm việc làm của mình mà có thể gửi thư đảm bảo hoặc ủy quyền cho người khác nộp giấy tờ theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định của pháp luật, việc đăng ký thất nghiệp phải do người lao động trực tiếp thực hiện. Tuy nhiên, nếu rơi vào một số trường hợp bất khả kháng nêu trên thì người lao động có thể uỷ quyền cho người khác nộp hồ sơ cũng như nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Trường hợp của anh/chị, do anh/chị bị gãy chân nên nếu có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền thì anh/chị có thể ủy quyền cho người thân nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp cũng như nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định của pháp luật. Hàng tháng anh/chị cũng không phải lên Trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện khai báo tình hình tìm kiếm việc làm mà có thể nộp giấy xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền để được hưởng quyền lợi của bảo hiểm thất nghiệp.