Có được cắt phụ cấp độc hại của viên chức khi vẫn đang làm việc không?

Một số chế độ phụ cấp lương: Chế độ phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được áp dụng đối với người lao động làm nghề, công việc có điều kiện lao động nặng nhọc,

Hỏi:Tôi đang làm tại trung tâm Pháp y của tỉnh. Cơ quan tôi có 15 viên chức từ năm 2007 tôi đi làm đến nay tôi được hưởng chế độ độc hại 0,4 nhưng đến tháng 8/2015 cơ quan tôi chỉ có 05 người được hưởng chế độ độc hại còn 10 viên chức còn lại bị cắt chế độ nhưng giám đốc cơ quan không đưa ra được quyết định từ cấp có thẩm quyền cao hơn. Theo chúng tôi nghĩ giám đốc cơ quan tôi không có thẩm quyền cắt của chúng tôi. (Vũ Phán - Bình Định)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198  Luật gia Nguyễn Thanh Hương - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thanh Hương - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Theo Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH: "Điều 11. Một số chế độ phụ cấp lương:1. Chế độ phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;a) Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được áp dụng đối với người lao động làm nghề, công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;b) Công ty rà soát phân loại điều kiện lao động theo quy định tại Điều 6 Thông tư này, so sánh mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của nghề, công việc với điều kiện lao động bình thường để xác định mức phụ cấp, bảo đảm: Mức phụ cấp đối với nghề, công việc có điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thấp nhất bằng 5% và cao nhất bằng 10%; nghề, công việc có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thấp nhất bằng nhất 7% và cao nhất 15% so với mức lương của nghề hoặc công việc có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường;c) Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được tính trả cùng kỳ trả lương hàng tháng theo thời gian thực tế làm công việc có điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày, làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính cả ngày;Theo quy định trên, phụ cấp nặng nhọc độc hại nguy hiểm sẽ được tính cùng với kỳ trả lương theo tháng theo thời gian thực tế làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại nguy hiểm đó. Việc cắt phụ cấp chỉ được đặt ra khi viên chức thôi làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, hoặc công việc đó không thuộc danh mục công việc có đủ điều kiện để hưởng trợ cấp…"

Theo đó, trước khi có sự thay đổi về phụ cấp, dẫn đến sự thay đổi về lương của viên chức, thì phía Giám đốc phải có quyết định về việc thay đổi về công việc, điều kiện làm việc của viên chức phù hợp với quy định của pháp luật.

Theo như bạn cung cấp, thì việc tự ý cắt phụ cấp độc hại đối với viên chức vốn đã thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp độc hại của Ban giám đốc là không đúng với quy định của pháp luật.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.