Chưa hết thời hạn 03 năm, cổ đông có thể rút vốn góp khỏi công ty cổ phần?

Anh (chị) có thể rút vốn khỏi công ty bằng cách yêu cầu công ty mua lại số cổ phần của anh (chị) hoặc chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông sáng lập hoặc người khác theo quy định.

Hỏi: Cách đây 02 năm tôi và 02 người khác góp vốn thành lập công ty cổ phần. Một người làm Giám đốc nắm giữ 51% tôi giữ 29% và 01 người khác là 20% tỉ lệ vốn góp. Hiện nay vì lý do cá nhân tôi muốn rút phần vốn góp khỏi công ty. Xin Luật sư cho biết, tôi có thể rút vốn ngay được không? Nếu được tôi phải thực hiện những thủ tục nào? (Văn Đào - Quảng Ninh)
>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Văn Anh - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định nghĩa vụ của cổ đông phổ thông như sau:
"1. Thanh toán đủ và đúng thời hạn số cổ phần cam kết mua.
Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần. Trường hợp có cổ đông rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định tại khoản này thì cổ đông đó và người có lợi ích liên quan trong công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút và các thiệt hại xảy ra.
2. Tuân thủ Điều lệ và quy chế quản lý nội bộ của công ty.
3. Chấp hành nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị.
4. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty."

Như vậy, anh chỉ có thể rút vốn khỏi công ty bằng cách yêu cầu công ty mua lại số cổ phần của anh, hoặc chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông sáng lập hoặc người khác theo quy định. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng cổ phần phải thực hiện theo khoản 3 Điều 119 Luật doanh nghiệp 2014 cụ thể:
"Trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông”.

Như vậy, sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tức là 01 năm nữa trong trường hợp của anh (chị), các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập đều được bãi bỏ, khi đó anh mới có thể tự do chuyển nhượng cổ phần của mình.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.