Chồng qua đời, tiền được chia thế nào?

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Hỏi:Tôi năm nay 26 tuổi lấy chồng được 9 tháng thì chồng tôi đột ngột qua đời do tai nạn giao thông. Trước khi chồng tôi mất, vợ chồng tôi có gửi mẹ chồng 1 khoản tiết kiệm là 15 triệu. Chồng tôi mất nửa năm thì tôi về nhà đẻ ở, bố mẹ chồng vẫn chưa trả tôi khoản tiền đó, chồng tôi mất thu được khoản tiền phúng lên đến gần 140 triệu do họ hàng bạn bè chung của 2 gia đình và 2 vợ chồng, được đền bù 90 triệu do người gây tai nạn chi trả tiền bảo hiểm ở công ty chồng tôi công tác là 40tr. Tháng lương cuối cùng và tiền tôi rút ở thẻ ra là hơn 16 triệu tất cả các khoản tiền trên đều do bố mẹ chồng tôi cầm. Bây giờ tôi đã về nhà đẻ, nhưng tiền nong không được rõ ràng vì bố mẹ chồng cầm toàn bộ.Đề nghị Luật sư tư vấn, giải quyết thắc mắc liên quan đến số tiền mà chồng tôi mất được đền bù và để lại như tôi liệt kê trên. (Hải Yến)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Hà Phương Thảo - Tổ tư vấn pháp luật Hành chính của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

1. Chồng anh (chị) đã mất mà không để lại di chúc gì nên theo quy định của bộ luật dân sự về thừa kế thì tài sản của chồng anh (chị) sẽ được chia thừa kế theo quy định của pháp luật. Cụ thể:

- Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.( Điều 634 Bộ luật dân sự)

- Điều 676 Bộ luật Dân sự quy định người thừa kế theo pháp luật bao gồm:

"Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."

2. Xác định di sản thừa kế của chồng anh (chị) như sau:

- Tài sản riêng của chồng anh (chị) (vì anh (chị) không có cung cấp thông tin nên chúng tôi không thể xác định cụ thể.)

- Tài sản chung của vợ chồng:

Theo quy định của Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình có nêu:

"Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung."

Do đó, số tiền tiết kiệm 15 triệu đồng và số tiền lương tháng cuối của chồng anh (chị) là hơn 16 triệu tổng cộng 31 triệu là tài sản chung của vợ chồng anh (chị) nên nó sẽ được chia như sau:

31:2= 15.5 triệu

Anh (chị) sẽ được 15.5 triệu, 15,5 triệu còn lại là tài sản của chồng anh (chị) sẽ được chia theo pháp luật cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất.

3. Số tiền bảo hiểm chi trả cho sẽ được xử lý như sau:

Tiền mà bảo hiểm chi trả là tiền tử tuất của chế độ bảo hiểm xã hội theo chế độ trợ cấp một lần cho nhân thân của người lao động đang làm việc tham gia bảo hiểm xã hội theo Điều 67 Luật bảo hiểm xã hội. Số tiền này sẽ được nhân thân của em anh (chị) hưởng. Cần lưu ý rằng những nhân thân này phải đáp ứng được các điều kiện quy định tại khoản 2 điều 64 Luật Bảo hiểm xã hội:

"Điều 64. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng

...

2. Thân nhân của các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm:

a) Con chưa đủ mười lăm tuổi; con chưa đủ mười tám tuổi nếu còn đi học; con từ đủ mười lăm tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

b) Vợ từ đủ năm mươi lăm tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ sáu mươi tuổi trở lên; vợ dưới năm mươi lăm tuổi, chồng dưới sáu mươi tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, người khác mà đối tượng này có trách nhiệm nuôi dưỡng nếu từ đủ sáu mươi tuổi trở lên đối với nam, từ đủ năm mươi lăm tuổi trở lên đối với nữ;

d) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, người khác mà đối tượng này có trách nhiệm nuôi dưỡng nếu dưới sáu mươi tuổi đối với nam, dưới năm mươi lăm tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

Thân nhân quy định tại các điểm b, c và d khoản này phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương tối thiểu chung."

4. Số tiền đền bù của người gây tai nạn.

Vì sau khi hành vi gây tai nạn xảy ra, em anh (chị) đã bị chết vì thế nên người gây ra tai nạn cho em anh (chị) phải bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm hại được xác định cụ thể như sau:

Điều 610 Bộ luật Dân sự quy định:

"Điều 610. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.

2. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định".

Các khoản chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, mai táng, nghĩa vụ cấp dưỡng hay bồi thường về tinh thần được quy định cụ thể tại mục 2, phần 2 Nghị quyết Số: 03/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Số tiền này sẽ được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huốnglà cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.