Cho vay với lãi suất 45%/năm có phải là cho vay nặng lãi không?

Bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.

Hỏi: Em có vay của ngân hàng VP bank 40 triệu, lãi suất 45%/ năm. Mấy tháng gần đây em không có đóng tiền lãi hàng tháng. Lãi suất em vay như vậy có thuộc vào cho vay nặng lãi chưa? Em không đóng tiền nữa có bị truy cứu, hay bồi thường gì không? (Chiến Sĩ - Hòa Bình)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Lương Thị Anh Thư - Tổ tư vấn pháp luật Hình sự Công ty Luật TNHH Everest - trả lời

Theo điều 476 Bộ luật Dân sự quy định về lãi suất như sau:

1. Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.

2. Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ".

Hiện nay lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố là 9%/ năm, tức là lãi suất cho vay không được vượt quá 13,5 %/năm.

Theo khoản 1 điều 163 Bộ luật Hình sự quy định về Tội cho vay lãi nặng như sau

1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm”.

Ngân hàng VP bank cho bạn vay 40 triệu, lãi suất 45%/ năm gấp 3,33 lần mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định ( 13.5%/năm ). Tuy nhiên, với mức lãi suất gấp 3,33 < 10 lần thì việc cho vay này của ngân hàng chưa cấu thành tội cho vay lãi.

Hành vi này chỉ bị xử phạt hành chính theo điểm d, khoản 3, điều 11 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, cụ thể: phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: “d) Cho vay tiền có cầm cố tài sản, nhưng lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay”.

Bạn không đóng tiền nữa thì sẽ phải bồi thường theo quy định hoặc theo thỏa thuận của 2 bên.

Điều 302 Bộ luật Dân sự quy định về Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự: “1. Bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền”.

Bạn có nghĩa vụ trả tiền lãi theo tháng và những tháng gần đây bạn không đóng tiền lãi (không thực hiện nghĩa vụ ) do đó bạn phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền (Ngân hàng VP Bank). Trách nhiệm này theo hợp đồng 2 bên thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật căn cứ khoản 5 điều 474 Bộ luật dân sự 2005: “5. Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ”.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.