Chiếm đoạt tài sản của người khác - trách nhiệm hình sự, dân sự

Sau khi gửi đơn tố giác, quyền và nghĩa vụ của bạn là cung cấp mọi thông tin đúng sự thật cho cơ quan điều tra nếu cơ quan điều tra quyết định khởi tố vụ án theo đơn tố giác nếu có đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm

Hỏi: Năm 2013, em gái tôi có nhu cầu xin việc, mẹ tôi có nhờ ông anh họ xin. Ông bảo gửi cho ông 50 triệu, mẹ tôi gửi cho ông ấy 35 triệu, sau đó em gái tôi gửi tiếp cho ông 10 triệu để chạy hộ khẩu. Và gửi bằng cao đẳng gốc theo yêu cầu của ông.cho tới nay 2015 vẫn chưa thấy đâu. Nhiều lần mẹ gọi điện hỏi ông cáu gắt. Mẹ đòi lại tiền thì ông hứa đợt này, đợt khác nhưng đã nhiều lần không thấy trả. Cả bằng gốc của em gái cũng không trả. Tiền tất cả đều chuyển qua ngân hàng cho ông. Theo luật sư giờ mẹ tôi phải làm thế nào để đòi lại tiền và bằng? (Như Lan - Thái Bình)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật hình sự Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Với những gì mà bạn trình bày, theo chúng tôi việc đòi lại số tiền đã đưa cho người anh họ của bạn sẽ được thực hiện thông qua hai phương án sau đây.

Phương án thứ nhất, việc đòi lại tài sản bằng con đường khởi kiện dân sự tại Tòa án. Theo phương án này, mẹ của bạn gửi đơn khởi kiện tới Tòa án có thẩm quyền . Ở đây là Tòa án cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 BLTTDS.

" Điều 35.Thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Toà án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này”.

Tuy nhiên, đối với phương án này, việc chứng minh rằng anh họ của bạn đang xâm phạm tới quyền sở hữu của mẹ bạn thì mẹ bạn phải chứng minh. Theo như bạn trình bày, mọi giao dịch đều thông qua ngân hàng thì bạn nên cũng cấp biên lai thu tiền của Ngân hàng làm căn cứ chứng minh đã có giao dịch giữa mẹ của bạn và người anh họ. Sau đó, thông qua lời khai của hai bên hoặc những tài liệu, bằng chứng khác để mẹ bạn chứng minh mẹ bạn có quyền đòi lại số tiền và bằng tốt nghiệp của em bạn.
Phương án thứ hai, việc đòi lại tài sản trên bằng con đường tố giác tội phạm theo quy định của pháp luật về tố giác tội phạm.
Theo quy định tại điều 101 BLTTHS 2003:“Công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác.

Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản”.
Sau khi gửi đơn tố giác, quyền và nghĩa vụ của bạn là cung cấp mọi thông tin đúng sự thật cho cơ quan điều tra nếu cơ quan điều tra quyết định khởi tố vụ án theo đơn tố giác nếu có đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm. Sau khi xử lí về hình sự, tòa án sẽ giải quyết yêu cầu về mặt dân sự cho mẹ của bạn.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.