Chia tài sản khi ly hôn và một số vấn đề liên quan

Luật sư tư vấn về việc vhia tài sản khi ly hôn và một số vấn đề liên quan...

Hỏi: Tôi và chông tôi đăng ký kết hôn vào năm 2007. Khi chúng tôi kết hôn, cả hai vợ chồng đều không có công ăn việc làm, chúng tôi ở chung với bố mẹ. Vào năm 2008 , bố mẹ tôi có mua một mảnh đất và cho hai vợi chồng tôi đứng tên trên sổ đỏ. Năm 2009, bố mẹ tôi lại bỏ tiền ra xây nhà và ở cùng với chúng tôi từ đó đến giờ. Tiền mua đất và xây nhà hoàn toàn là tiền của bố mẹ tôi, hai vợ chồng tôi chỉ hỗ trợ đóng góp có 10 triệu. Trong thời gian hai vợ chồng tôi chúng sống thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, cãi nhau, vợ tôi luôn đòi ly hôn. Thấy vậy, khi mua đất xong bố mẹ tôi có làm một tờ giấy viết tay ghi rõ, tiền đất là của bố mẹ tôi, hai vợi chồng tôi chỉ có 5 triệu ,Việc hai vợ chồng tôi đứng tên trên sổ đỏ chỉ là bố mẹ tôi tạm cho đứng tên để tiện giao dịch như đăng ký hộ khẩu, khai sinh cho con..., giấy này hai vợ chồng tôi có đồng ý ký tên và được chủ tịch xã đóng dấu ký tên. Khi xây nhà cũng vậy, bố mẹ tôi cũng có làm một giấy ghi chi phí xây nhà, tiền cũng do bố mẹ tôi bỏ ra, vợ chồng tôi chỉ có 5 triệu, tờ giấy này hai vợ chồng tôi cũng ký tên vào đó.Vợ chồng tôi cũng có 2 đứa con, đứa lớn 10 tuổi, đứa bé 5 tuổi.Chồng tôi có nộp đơn ra tòa án xin ly hôn, chồng tôi muốn nuôi hai đứa con mà không cần sự trợ cấp của tôi, nhà và đất này là do bố mẹ tôi mua và xây nên chồng tôi xin được trả lại cho bố mẹ tôi. Còn tôi cũng muốn nuôi hai con nhưng xin được trợ cấp 4tr/tháng/2 đứa, nhà tôi muốn được chia đôi. Trong trường hợp này, tôi có được chia đôi tài sản là nhà không và tôi có được nuôi hai con không? (Mỹ Duyên - Cà Mau)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả vấn đề con cái và việc phân chia tài sản. Trường hợp vợ chồng chị không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét, quyết định việc áp dụng quy định của pháp luật để giải quyết:

Thứ nhất, về vấn đề tài sản khi ly hôn.

Căn cứ theo quy định của ĐIều 59 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định về nguyên tắc phân chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn trong trường hợp vợ chồng không tự thoả thuận được:

"2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình".

Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 33 Luật hôn nhân gia đình về tài sản chung của vợ chồng:

"1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung".

Theo đó, quyền sử dụng đất cả vợ chồng chị được xác định là tài sản chung của vợ chồng. Khi ly hôn, tài sản này sẽ được chia đôi. Còn tài sản gắn liền trên đất (tức là căn nhà) nếu có tranh chấp với bố mẹ bạn thì các bên có nghĩa vụ chứng minh công sức đóng góp của mình vào khối tài sản đó. Trường hợp của chị, văn bản thể hiện sự thừa nhận số tiền bố mẹ và anh chị bỏ ra để xây nhà là một nguồn chứng cứ chứng minh công sức tạo lập tài sản.

"1. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.2. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này." (Điều 61 Luật HNGĐ 2014)

Thứ hai, về quyền nuôi con khi ly hôn. Mời chị tham khảo bài viết:

Khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ trợ cấp nuôi con. Mức cấp dưỡng được quy định tại Điều 116 Luật HNGĐ 2014 như sau:

"1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết".

Như vậy, không có quy định về mức cấp dưỡng cụ thể mà chỉ do thoả thuận của các bên, nếukhông thoả thuận được thì mới yêu cầu Toà ángiải quyết.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.