Chi phí cho vụ kiện về tranh chấp đất?

Trường hợp góp vốn, tặng cho, đổi nhà ở thì thời điểm chuyển quyền sở hữu là kể từ thời điểm bên nhận góp vốn, bên nhận tặng cho, bên nhận đổi nhận bàn giao nhà ở từ bên góp vốn, bên tặng cho, bên đổi nhà ở.

Hỏi: Tôi có một số vấn đề mong các luật sư giải đáp giúp tôi: Năm 1996 bố tôi mất đi để lại tài sản là ngôi nhà với diện tích khoảng 370 m2 và mảnh vườn với diện tích 1.200m2 cho vợ và 2 con. Gia đình tôi đã bàn bạc đổi nhà tôi với nhà bác A,căn nhà này có diện tích 103 m2 ở mặt đường Đấu Mã ( có giấy xác nhận của chính quyền xã chia đất cho bác A).Việc đổi nhà này chỉ có người làm chứng chứ không có giấy tờ gì vì cả 2 mảnh đất này cùng không sổ đỏ và đều do ông cha để lại,hoàn toàn không phải do mua bán. Năm 1999 bác A và bác B là anh trai của bố tôi làm 2 sổ đỏ cho nhà và vườn.Sổ đỏ thứ nhất đứng tên bác A gồm ngôi nhà với diện tích 370m2 và 600m2 diện tích vườn. Sổ đỏ thứ 2 đứng tên bác B là 600 m2 mảnh vườn còn lại. Năm 2009 gia đình tôi muốn xây nhà nên đã nộp giấy tờ lên UBND phường Vũ Ninh để làm sổ đỏ cho mảnh đất đang ở hiện thời tại đường Đấu Mã thì bác A ( ở tại nhà cũ của gia đình tôi) đã nộp đơn lên phường với lý do chỉ cho gia đình tôi mượn nhà ở nhờ chứ đất không phải của gia đình tôi. Vì là đất tranh chấp nên UBND phường Vũ Ninh đã không làm sổ đỏ cho gia đình tôi. Gần đây mẹ tôi có đề nghị bác A rút đơn về để gia đình tôi làm sổ đỏ thì bác A không đồng ý và muốn đổi lại nhà,gia đình tôi sẽ về nhà cũ trong ngõ sâu. Nhưng bác chỉ trả lại nhà chứ sẽ không trả 1 phần vườn nào cả. Vì thế nên gia đình tôi đã không đồng ý việc đổi lại nhà. Bác B là anh cả trong nhà đã nói từ mặt gia đình tôi và dọa đánh mẹ tôi. Hiện tại gia đình tôi rất bức bách về chỗ ở nhưng do không có sổ đỏ và bị quấy nhiễu nên chưa xây dựng được. Tôi muốn hỏi là bây giờ gia đình tôi muốn kiện ra tòa thì có cơ hội thắng kiện không vì hòa giải ở địa phương chắc chắn sẽ không được. Và chi phí cho vụ kiện này là khoảng bao nhiêu? ( Hồng Quân - Hà Nam)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Thị Mai Phương – Tổ tư vấn pháp luật Đất đai – Công ty Luật TNHH Everest – trả lời:

Về vấn đề đổi nhà, Luật đất đai 2013 cóquy định về thời điểm chuyển giao quyền sở hữu nhà ở như sau:

"Điều12. Thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở

1. Trường hợp mua bán nhà ở mà không thuộc diện quy định tại khoản 3 Điều này và trường hợp thuê mua nhà ở thì thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở là kể từ thời điểm bên mua, bên thuê mua đã thanh toán đủ tiền mua, tiền thuê mua và đã nhận bàn giao nhà ở, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp góp vốn, tặng cho, đổi nhà ở thì thời điểm chuyển quyền sở hữu là kể từ thời điểm bên nhận góp vốn, bên nhận tặng cho, bên nhận đổi nhận bàn giao nhà ở từ bên góp vốn, bên tặng cho, bên đổi nhà ở.

3. Trường hợp mua bán nhà ở giữa chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở với người mua thì thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở là kể từ thời điểm bên mua nhận bàn giao nhà ở hoặc kể từ thời điểm bên mua thanh toán đủ tiền mua nhà ởcho chủ đầu tư. Đối với nhà ở thương mại mua của doanh kinh doanh bất động sản thì thời điểm chuyển quyền sở hữu được thực hiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.

4. Trường hợp thừa kế nhà ở thì thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế.

5. Các giao dịch về nhà ở quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này phải tuân thủ các điều kiện về giao dịch nhà ở và hợp đồng phải có hiệu lực theo quy định của Luật này."

Theo đó, thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với căn nhà là từ thời điểm gia đìnhbạn và gia đình bác A tiến hành bàn giao nhà. Việc chuyển quyền sở hữu nhà không đồng thời với việc chuyển quyền sử dụng đất, vì việcchuyển quyền sử dụng đất phải lập thành văn bản và phảiđượccơ quan nhà nước xác nhận. Về phần đất của gia đình bác A đã có giấy chia đất của UBND xã, việc đổi đất lại không được lập thành văn bản có công chứng nên thực tế bác A vẫn có thể làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với mảnh đất đó(theo điểm a khoản 1 Điều 100 Luật đất đai 2013). Còn về phần đất gia đìnhbạn đã đổi, do phần đất của gia đìnhbạn trước khi đổi cũng không có giấy tờ gì và tại thời điểm bác Alàm sổ đỏ đất không có tranh chấpnên việc bác Alàm sổ đỏ được là cócăn cứ pháp luật. Vì vậy, việc đòilại đất của bạn không khả thi. Bạn nên thỏa thuận và nếu thỏa thuận được bạn tiến hànhlập thành văn bản cũng như làm các thủ tục cho phần đất đó.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hành chính mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.