Chấm dứt tư cách thành viên hợp danh trong trường hợp nào?

Thành viên hợp danh có thể chấm dứt tư cách thành viên hợp danh của mình bằng cách rút vốn khỏi công ty hoặc bằng phương thức khác nếu Điều lệ công ty quy định.

Hỏi: Tôi có góp vốn thành lập công ty với tư cách là thành viên hợp danh của công ty. Do có bất đồng trong quá trình hợp tác kinh doanh với các thành viên khác nên tôi muốn chấm dứt tư cách thành viên hợp danh của mình. Vậy xin luật sư tư vấn quy định của pháp luật về vấn đề này như thế nào? (Lê Thị Hoàng - Hà Nội)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phan Thùy Dung -Công ty LuậtTNHH Everest - trả lời:

Theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về chấm dứt tư cách thành viên

Chấm dứt tư cách thành viên hợp danh
1. Tư cách thành viên hợp danh chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
a) Tự nguyện rút vốn khỏi công ty;
b) Đã chết, bị Tòa án tuyên bố là mất tích, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự;
c) Bị khai trừ khỏi công ty;
d) Các trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.
2. Thành viên hợp danh có quyền rút vốn khỏi công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận. Trường hợp này, thành viên muốn rút vốn khỏi công ty phải thông báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn chậm nhất 06 tháng trước ngày rút vốn; chỉ được rút vốn vào thời điểm kết thúc năm tài chínhbáo cáo tài chính của năm tài chính đó đã được thông qua.” (khoản1,2 Điều 180)

“5. Trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này thì người đó vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên.
6. Sau khi chấm dứt tư cách thành viên, nếu tên của thành viên bị chấm dứt đã được sử dụng làm thành một phần hoặc toàn bộ tên công ty thì người đó hoặc người thừa kế, người đại diện theo pháp luật của họ có quyền yêu cầu công ty chấm dứt việc sử dụng tên đó.” (khoản 5,6 Điều 180)

Như vậy, theo quy định của pháp luật anh có thể chấm dứt tư cách thành viên hợp danh của mình bằng cách rút vốn khỏi công ty hoặc bằng phương thức khác nếu Điều lệ công ty quy định. Tuy nhiên, việc rút vốn khỏi công ty phải được Hội thành viên chấp thuận và phải thông báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn chậm nhất 6 tháng trước ngày rút vốn, chỉ được rút vốn vào thời điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo tài chính của năm tài chính đó đã được thông qua.
Kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên, trong thời hạn 2 năm anh vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.