Căn cứ xác định đất hương hỏa và cơ quan có thẩm quyền quản lý đất hương hỏa?

Đất tín ngưỡng bao gồm đất có công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ. Việc sử dụng đất tín ngưỡng phải đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất...

Hỏi: Theo tôi được biết thì trong luật đất đai hiện hành không có quy định về cách xác định đất hương hoả tuy nhiên tôi muốn biết về nó nhiều hơn. Đề nghị Luật sư tư vấn giúp tôi có những căn cứ nào xác định đất hương hoả? Cũng như cơ quan nào có thẩm quyền quản lý đất hương hoả? (Minh Hùng - Phú Thọ)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phùng Thị Huyền - Tổ tư vấn pháp luật đất đai Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Hiện nay, luật đất đai 2013 khôngcó quy định về đất hương hỏa nhưng có quy định về đất dùng cho tín ngưỡng được quy định tại điều 167 Luật đất đai 2013 như sau:

Điều 160. Đất tín ngưỡng: "1. Đất tín ngưỡng bao gồm đất có công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ. 2. Việc sử dụng đất tín ngưỡng phải đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 3. Việc xây dựng, mở rộng các công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ của cộng đồng phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ".

Nếu như mảnh đất này của gia đình anh (chị) dùng để xây dựng nhà thờ họ hoặc từ đường thì đất này sẽ được xác định là đất của cộng đồng dân cư và đất này cũng sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 5 điều 100 của luật đất đai 2013.

Điều 100. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất như sau: "5. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; đất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật này và đất đó không có tranh chấp, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ".

Và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này sẽ là người đại diện của dòng họ anh (chị) đứng tên, còn thực tế đất vẫn là quyền sử dụng chung của cả dòng họ ( cộng đồng dân cư).

Nếu như gia đình anh (chị) để ra một phần đất để làm đất thờ cúng thì phần đất này vẫn sẽ thuộc quyền sở hữu của gia đình anh (chị) và gia đình anh (chị) vẫn có các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với mảnh đất dùng vào việc thờ cúng như những mảnh đất bình thường khác.

Theo quy định tại Hiếp pháp năm 2013 của Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì Đất đai là tài sản thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước quản lý thông qua các cơ quan có thẩm quyền như Uỷ ban nhân dân các cấp.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật đất đai mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.