Căn cứ mục đích của thủ tục hành chính

Theo mục đích của thủ tục, thủ tục hành chính được chia thành thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật và thủ tục giải quyết các công việc cụ thể.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Mặc dù Quốc hội thực hiện quyền lập pháp để dặt ra những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng nhất, tạo nên bộ xương cho cả hệ thống pháp luật nhưng vì nhiều lí do khác nhau, cơ quan hành chính, cơ quan toà án, viện kiổm sát vẫn có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật. So với thủ tục lập pháp, thủ tục hành chính được dùng để ban hành văn bản quy phạm pháp luật đơn giản hơn nhưng lại đa dạng hơn. Có nhiều thủ tục ban hành văn bản quy phạm như thủ tục ban hành ván bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật của bộ, cơ quan ngang bộ, văn bản liên tịch; thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật của toà án, viện kiểm sát, của hội đổng nhân dân và uỷ ban nhân dân. Kết quả cúa việc thực hiện thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật là cơ quan có thẩm quyền ban hành một văn bản quy phạm pháp luật.

Do khả năng tác động rộng về đối tượng, lâu dài về thời gian của văn bản quy phạm pháp luật nên mục đích cùa thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật là làm thế nào để bằng thủ tục đó có thế tạo ra các văn bản quy phạm pháp luật có tính khái quát cao, có khả năng dự báo chính xác nhằm thiết lập và duy trì trật tự quán lí trong từng lĩnh vực hoặc trong phạm vi lãnh thổ nhất định. Chính vì vậy, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luậl thường có nhiều chú thể tham gia và ít có các quy định về thời hạn cho các hoạt động cụ thể trong đó.

Thủ tục giải quyết các công việc cụ thể

Nếu như sự ổn định của đời sống xã hội có được phần lớn là nhờ các văn bản quy phạm pháp luật thì sự sống động của đời sống, khả nâng thích ứng của nền hành chính, năng lực hoạt động của cơ quan, cán bộ, công chức chủ yếu thể hiện qua hoạt động giải quyết các công việc cụ thế. Có nhiêu thủ tục giải quyết các công việc cụ thể với mục đích khác nhau, như cho phép cá nhân, tổ chức thực hiện các quyền mà pháp luật quy định phải được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; ví dụ, thủ tục cấp các loại giấy phép; giải quyết các yêu cầu, đề nghị của cá nhân, tổ chức; thu tục khiếu nại, tố cáo; áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính; thủ tục xử phạt vi phạm hành chính; hình thành, quản lí đội ngũ cán bộ, công chức; thủ tục tuyển dụng, khen thưởng cán bộ, cống chức... Nói chung, thủ tục giải quyết các công việc cụ thể thường liên quan trực tiếp đến những quyền, nghĩa vụ và lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân nên các thủ tục này phải có khả năng ngăn chặn nguy cơ xâm phạm các quvcn và lợi ích hợp pháp. Sự nhanh chóng, kịp thời khi thực hiện các thủ tục này có ý nghĩa đáng kể tới sự chính xác cùa hoạt động quản lí, sự thuận tiện trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức nên các thủ tục này thường có những khoảng thời gian thời hiệu, thời hạn có giá trị bắt buộc đối với các chủ thể của thủ tục.

Tổ bộ môn Luật Hành chính - Khoa Luật Trường Đại học Hòa Bình, tổng hợp

  1. Nội dung trong bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy (chú thích rõ trong bài viết).
  2. Bài viết được sử dụng không nhằm mục đích thương mại, chỉ nhằm mục đích giảng dạy, tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật, trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Khoa Luật Kinh tế - Đại học Hòa Bình và Công ty Luật TNHH Everest.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, quý Vị vui lòng liên hệ với các luật sư, luật gia của Công ty Luật TNHH Everest và Khoa Luật Kinh tế - Đại học Hòa Bình, qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: info@luatviet.net.vn, hoặc trực tiếp tại địa chỉ Khoa Luật kinh tế Đại học Hòa Bình, số 8 phố Bùi Xuân Phái, Nam Từ Liêm, Hà Nội.