Các mô hình quản trị công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp 2014

Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình quản trị (cơ cấu tổ chức quản lý): mô hình quản trị có Ban Kiểm soát, hoặc mô hình quản trị không có Ban Kiểm soát.

Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp thường có từ 03 (ba) cổ đông trở lên, thậm chí, có nhiều công ty cổ phần có đến hàng trăm, hàng nghìn cổ đông.Do đó việc tổ chức, quản lý công ty khá phức tạp và nhiều vấn đề phát sinh. Vì vậy, Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định công ty cổ phần với cơ cấu tổ chức quản lý chặt chẽ hơn so với các loại hình công ty khác.

Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198


Thứ nhất, về quy định của pháp luật về mô hình quản trị̣ (cơ cấu tổ chức quản lý) trong công ty cổ phần.


Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định, công ty cổ phần được tổ chức theo một mô hình duy nhất: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc Tổng giám đốc. Tuy nhiên, thực tế áp dụng duy nhất mô hình quản trị đó đã không còn phù hợp với sự đa dạng của doanh nghiệp về quy mô, tính chât sở hữu cũng như cách thức quản trị công ty. Ngoài ra, quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005 không phù hợp với thông lệ quốc tế khi nhiều quốc gia cho phép công ty cổ phần được tùy ý lựa chọn áp dụng một trong hai mô hình quản trị. Khắc phục hạn chế đó, Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác: ( Tham khảo giấy đăng ký kinh doanh công ty cổ phần )

Mô hình thứ nhất: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đổc (mô hình không có Ban Kiểm soát).

Điểm a khoản 1 Điều 134 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định: "a) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát";

Trong mô hình này, công ty cổ phần không có Ban kiểm soát. Tuy nhiên, Hội đồng quản trị trong mô hình này ngoài thành viên điều hành còn có thành viên độc lập (ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị là thành viên độc lập) và Ban kiểm toán nội bộ. Các thành viên độc lập sẽ thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiếm soát đối với việc quản lý điều hành công ty như chức năng của Ban kiểm soát trong mô hình thứ nhất.

Mô hình thứ hai: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc (mô hình quản trị có Ban Kiểm soát).

Điểm b Khoản 1 Điều 134 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định: "b) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty".

Đối với mô hình này, cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần lại được thiết kế theo hai mô hình khác nhau đó là mô hình bắt buộc phải có Ban kiểm soát và mô hình không bắt buộc phải có Ban kiếm soát (doanh nghiệp có thể được phép thành lập Ban kiểm soát).

Việc có Ban kiểm soát hay không còn tùy thuộc vào số lượng cổ đông của công ty và tỷ lệ cổ phần mà cổ đông sở hữu, cụ thể:(i) Công ty cổ phần không bắt buộc phải có Ban kiểm soát nếu công ty có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng sô cố phần của công ty.(ii) Công ty cổ phần bắt buộc phải có Ban kiểm soát là mô hình tổ chức quản lý truyền thống và điển hình của công ty cổ phần. Với mô hình này việc tổ chức quản lý công ty có sự phân công, phân nhiệm và chế ngự lẫn nhau giữa các cơ quan quản lý, điều hành và kiểm soát công ty. Đây là bộ máy tổ chức quản lý phù hợp và hiệu quả trong trường hợp công ty cổ phần có sự tham gia đông đảo của các cổ đông. ( Tìm hiểu vốn điều lệ là gì )

Thứ hai, thực tiễn áp dụng mô hình quản trị của các doanh nghiệp


Có rất nhiều yếu tố để người thành lập doanh nghiệp xem xét trước khi chọn mô hình quản trị nào cho tối ưu, tiết kiệm chi phí như: số lượng, tính chuyên nghiệp của thành viên góp vốn; mức độ tin cậy lẫn nhau giữa các thành viên tham gia góp vốn; tính chất hoạt động của doanh nghiệp có đa ngành nghề không.

Mỗi mô hình quản trị công ty có những ưu, nhược điểm của riêng nó. Với mô hình không có Ban kiểm soát doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong tìm kiếm nhân sự làm thành viên hội đồng quản trị độc lập. Tuy nhiên, đây là mô hình phổ biến ở Anh, Mỹ. Do đó nếu các doanh nghiệp tổ chức hoạt động theo mô hình này mà có quan hệ làm ăn với các doanh nghiệp ở hai quốc gia kể trên, thì dễ gần gũi với các đối tác, bạn hàng hơn.

Việc Luật Doanh nghiệp mở ra cơ chế cho phép công ty cổ phần áp dụng mô hình quản trị không có Ban kiểm soát, thay vào đó là có thành viên Hội đồng quản trị độc lập, theo kinh nghiệm quốc tế sẽ giúp tách bạch ngày càng rõ hơn giữa sở hữu và quản trị. Qua đó khắc phục hạn chế của mô hình ông chủ quyết tất, cũng như tình trạng Ban kiểm soát ở không ít doanh nghiệp còn hoạt động hình thức, không hiệu quả.

Luật sư Nguyễn Duy Hội - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư Nguyễn Duy Hội - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198


Tư duy của nhà làm luật là tạo ra sự linh hoạt về pháp lý để trên cơ sở thực tiễn hoạt động của mình, cũng như tùy sở thích, ý muốn chủ quan, mà doanh nghiệp tự quyết định chọn mô hình quản trị nào cho phù hợp. Thậm chí kinh nghiệm ở nhiều nước cho thấy, pháp luật không quy định cứng các mô hình quản trị, mà để cho doanh nghiệp tự sáng tạo sao cho phù hợp nhất với họ, trên cơ sở đó doanh nghiệp đăng ký hoặc thông báo cho nhà quản lý. ( Tìm hiểu cách đăng ký kinh doanh công ty)

Bài viết thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Duy Hội - Trưởng Chi nhánh Hà Nội của Công ty Luật TNHH Everest

Xem thêm:

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi những ý kiến này có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: info@luatviet.net.vn, info@everest.net.vn.