Bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực giao thông

Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng

Hỏi: Ba của tôi lưu thông lên cầu bằng xe máy thì xảy ra va quẹt với em học sinh đang điều khiển xe máy (cũng có hơi men trong người nồng độ đo là 0.67), sau đó vì lạc tay lái ba tôi ngã va vào người phụ nữ đi xe đạp bán hàng rong trên cầu (chưa biết là đang đứng lại hay đang đẩy xe lên cầu). Sau đó người phụ nữ kia vào bệnh viện vì gãy chân, theo thông tin từ ba của tôi là chỉ va vào thùng hàng của người phụ nữ kia chứ chưa đụng vào (người đó cũng đã lớn tuổi khoảng 60, chân thì nghe ba tôi nói là chân có tật nên không biết là do xe ba tôi hay do nguyên nhân khác gây nên). Tôi muốn hỏi:

1. Ba tôi phải bồi thường như thế nào cho người phụ nữ đó và có phải ba tôi gián tiếp gây tai nạn giao thông gây thương tích cho người khác hay không?

2. Người nhà phụ nữ đó và phía gia đình tôi cũng có thương lượng thỏa thuận về mức đền bù như sau:

- Khoản đền bù gia đình tôi đưa ra là 100% tiền viện phí và hàng hóa trên xe người phụ nữ đó;

- Bên phía gia đình người phụ nữ đó đòi bồi thường hoàn toàn chi phí và cả các chi phí sau khi xuất viện (tính theo chi phi sinh hoạt hàng ngày của người phụ nữ đó);
Nếu không thỏa thuận được ra tòa án thì ba tôi sẽ chịu trách nhiệm về điều luật gì? (Hoàng Oanh - Hà Tĩnh)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Bùi Thị Phượng - Tổ tư vấn pháp luật giao thông Công ty Luật TNHH Everest trả lời:

1. Ba tôi phải bồi thường như thế nào cho người phụ nữ đó và có phải ba tôi gián tiếp gây tai nạn giao thông gây thương tích cho người khác hay không?

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại là:

Thứ nhất,có hành vi gây thiệt hại: Qua những gì bạn trình bày thì bố bạn va quẹt vào một em học sinh nên bị lạc tay lái và va vào người phụ nữ.Vậyhành vi gây thiệt hại cho người phụ nữ đó là từ bố của bạn.

Thứ hai,có thiệt hại xảy ra trên thực tế:Thiệt hại xảy ra trên thực tế trong tình huống này là tài sản (thùng hàng)và sức khỏe của người phụ nữ này.

Thứ ba, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại xảy ra.Như bạn đã trình bày thì ba của bạn cũng thừa nhận rằng có đâm vào thùng hàng. Đối với thiệt hại về tài sản thì có mối quan hệ nhân quả với hành vi vi phạm. Tuy nhiên, thiệt hại về sức khỏe thì không chắc có phải do ba của bạn không hay do tật ở chân của người phụ nữ nên để chắc chắn xác định được người phụ nữ này bị thiệt hại về sức khỏe do hànnh vi của ba bạn thì cần phải có kết luận của bác sĩ xác định mức độ thiệt hại, nguyên nhân của thiệt hại về sức khỏe.

Thứ tư, người gây thiệt hại có lỗi, không phân biệt lỗi đó là lỗi vô ý hay cố ý. Theo quy định tại khoản 2, điều 308 Bộ luật dân sự năm 2005

"Điều 308.Lỗi trong trách nhiệm dân sự

2. Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.

Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được".

Mặc dù do ba bạn va quẹt với người khác làm mất tay lái khiến gây thiệt hại cho người phụ nữ tức trong trường hợp nàyba bạn không thấy trước hành vi mất tay lái của mình có khả năng gây thiệt hại cho người phụ nữ, nhưng do ba bạn đang điều khiển phương tiện nên buộc phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra. Như vậy trường hợp đối với của ba bạn là lỗi vô ý.

Qua đó, thì thấy rằng trường hợp của ba của bạn đều đáp ứng được cả 4 căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nên ba bạncó trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người phụ nữ đó. Trong trường hợp này cũng không được coi ba bạn gián tiếp gây tai nạn giao thông gây thương tích cho người khác, bởi hành vi trực tiếp gây thương tích cho người phụ nữ là hành vi củaba bạn đụng vào người phụ nữ, khiến người này bị thương.

2. Người nhà phụ nữ đó và phía gia đình tôi cũng có thương lượng thỏa thuận về mức đền bù như sau:

- Khoản đền bù gia đình tôi đưa ra là 100% tiền viện phí và hàng hóa trên xe người phụ nữ đó;
- Bên phía gia đình người phụ nữ đó đòi bồi thường hoàn toàn chi phí và cả các chi phí sau khi xuất viện (tính theo chi phi sinh hoạt hàng ngày của người phụ nữ đó);
Nếu không thỏa thuận được ra tòa án thì ba tôi sẽ chịu trách nhiệm về điều luật gì?

Như đã xác định ở trên, có hai loại thiệt hại, thiệt hại về tài sản và thiệt hại về sức khỏe. Với mỗi loại thiệt hại thì sẽ phátsinh traáchnhiệm bồi thường tương ứng. Cụ thể,đối với thiệt hại về tài sản. Theo quy định tại khoản 2, điều 608 Bộ luật dân sự năm 2005 thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản là:

"Điều 608.Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm:

2. Tài sản bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng".

Như vậy, ba bạn sẽ phải bồi thường cho người phụ nữ giá trị của tài sản bị hư hỏng.

Đối với thiệt hại về sức khỏe, căn cứ vào khoản 1, điều 609 Bộ luật dân sự năm 2005 có quy định:

"Điều 609.Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại".

Theo quy định trên thì có nêu chi phí hợp lý cho việc bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe của người bị thiệt hại những chi phí này có thể là khoản tiền thuê phương tiện đưa người phụ nữ đến bệnh viện, các khoản chi cho các dịch vụ, chiếu, chụp cắt lớp...Như vậy cha bạn phải bồi thường những chi phí hợp lý để người phụ nữ đó phục hồi sức khỏe.Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được mà khởi kiện nhau ra Tòa án thì căn cứ vào những quy định của pháp luật dân sự nêu trên để từ đó Tòa án xác định mức bồi thường thiệt hại mà ba bạn phải bồi thường cho người phụ nữa kia.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6218, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật giao thông mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.