Bắt cóc con ruột có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Theo đó bạn chỉ được thăm nom, chăm sóc con, nếu bạn có hành vi bắt cóc con đi một nơi khác sinh sống, không có sự đồng ý của vợ và vợ bạn tố cáo hành vi đó, rất có thể bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hỏi: Năm 2013 em lấy vợ nhưng không có đăng ký kết hôn. Năm 2014 vợ em có sinh 1 bé gái sau đó em đi làm giấy khai sinh cho con có cả tên em và vợ. Năm 2015 vì mẫu thuẫn gia đinh vợ chồng em chia tay nhưng vợ em đòi nuôi con nên đã mang bé về ngoại nuôi. Luật sư cho em hỏi nếu em ra bắt cóc con em rồi bỏ đi 1 nơi khác sinh sống thì em sẽ bị khép vào tội gì? (Minh Thanh - Hà Nội)

 >>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật hình sự Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Khoản 1 Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: Nam, nữ “chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng”. Do đó, về mặt pháp luật, bạn và mẹcủa con bạn không được coi là vợ chồng.

Dù không phải là vợ chồng nhưng “quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định … về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con” theo quy định của Điều 15. Theo đó, “con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con” (khoản 3 Điều 81).

Như vậy, trường hợp của bạn, con bạn dưới 36 tháng tuổi,theo quy định trên nếu vợ bạn có đủ điều kiện để chăm sóc con thì vợ bạn sẽ có quyền nuôi con. Bạn không được phép bắt cóc hay đưa con đi ra khỏi chỗ ở hiện tạinếu không được phép của vợ bạn. Ngoài ra,bạncó cácquyền và nghĩa vụquy định tạiĐiều 82 Luật hôn nhân gia đình:

"1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở."

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó

Theo đó bạn chỉ được thăm nom, chăm sóc con, nếu bạn có hành vi bắt cóc con đi một nơi khác sinh sống, không có sự đồng ý của vợ và vợ bạn tố cáo hành vi đó, rất có thể bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.