Bảo vệ quyền lợi của người lao động khi bị công ty sa thải như thế nào?

Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh

Hỏi: Chị N bị đuổi việc tại công ty từ ngày 10/9/2016 đến nay, lý do từ phía công ty là chị N nghỉ tự do không viết đơn 02 lần mỗi lần 3 ngày trong tháng 9. Phía chị N nói có viết đơn xin nghỉ (có người làm chứng) vì mẹ bị mổ tại bệnh viện (có giấy tờ hợp lệ chứng minh). Vậy cho tôi hỏi trong trường hợp này pháp luật quy định như thế nào để bảo vệ quyền lợi cho người lao động và người lao động phải thực hiện thủ tục gì để bảo vệ quyền lợi của mình? (Thiều Bảo - Hà Nội)
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Thị Mai Phương - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Căn cứ khoản 3 Điều 126 Bộ luật lao động năm 2012 thì người lao động tự ý nghỉ việc bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải nếu:

"3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động."

Đồng thời căn cứ hướng dẫn cụ thể Điều này tại Điều 31 Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động năm 2012 thì:

"1. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày làm việc cộng dồn trong phạm vi 30 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc hoặc 20 ngày làm việc cộng đồn trong phạm vi 365 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng2. Người lao động nghỉ việc có lý do chính đáng trong các trường hợp sau:a) Do thiên tai, hỏa hoạn;b) Bản thân, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố vợ, mẹ vợ, bố chồng, mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp bị ốm có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;c) Các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động."

Như vậy, đối với trường hợp sa thải người lao động do tự ý nghỉ việc thì phải đủcó căn cứ sau:

- Người lao động tự ý nghỉ việc 5 ngày trong phạm vi30 ngày kể từ ngày nghỉ đầu tiên, hoặc 20 ngày trong phạm vi 365 ngày kể từ ngày nghỉ đầu tiên.

- Không có lý do chính đáng: theo quy định tại Khoản 2 Điều 31 Nghị định 05/2015/NĐ-CP và theo quy định của nội quy lao động.

Trường hợp của chị N:

- Mặc dù chị N nghỉ 6 ngày trong phạm vi 30 ngày kể từ ngày đầu tiên nghỉ nhưng chị N có lý do chính đáng, cụ thể là mẹ chị N bị ốm có giấy xác nhận của bệnh viện. Như vậy, công ty không đủ căn cứ để sa thải chị N và việc sa thải trên là trái pháp luật.

- Hơn nữa,thực tế chị N có viết đơn xin nghỉ việc,có người làm chứng: Nếu nội quy lao động củacông ty quy định về việc cho phép người lao động được nghỉ việc riêng trong trường hợp này thì chị N có quyền được nghỉ.

Như vậy, công ty đã sa thải trái pháp luật đối với chị N, chị N có thể nhờ Công đoàn (tổ chức công đoàn mà chị N tham gia) để bàn bạc, thỏa thuận lại với công ty hoặc yêu cầu Hòa giải viên lao động tiến hành hòa giải (chị N đến Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội cấp huyện để yêu cầu hòa giải tranh chấp lao động). Trường hợp không đạt được sự thỏa thuận hoặc không muốn thỏa thuận với bên công ty thì chị N có thể khởi kiện công ty ra Tòa án cấp huyện (huyện, quận, thị xã) nơi có trụ sở công ty để được giải quyết. Về mẫu đơn khởi kiệncũng như những giấy tờ cần thiết cho hồ sơ khởi kiện, phí, lệ phí Tòa án bạn có thể tham khảo tại bài viết Tư vấn thủ tục khởi kiện vụ án lao động của chúng tôi. Bạncần chú ý về thời hiệu khởi kiện tại Tòa án, thời hiệuyêu cầu Hòa giải viên lao động tiến hành hòa giải, cụ thể Điều 202 Bộ luật lao động năm 2012:

"1. Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.2.Thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm."

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.