Bảo lãnh - một biện pháp bảo đảm nghĩa vụ hợp đồng

Bảo lãnh là việc người thứ ba, cam kết với bên có quyền sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ, nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Bảo lãnh lần đầu tiên được quy định từ năm 1959: “Các hợp tác xã, các tập đoàn tổ chức ra phải được cấp trên có thẩm quyền công nhận thì được vay vốn". Sau đó, biện pháp bảo lãnh đã được quy định trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 và Pháp lệnh hợp đồng dân sự năm 1991, và các Bộ luật Dân sự sau này.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về bảo lãnh, cụ thể như sau:
"1- Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ." (Khoản 1 Điều 335)

Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ và thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh như sau:

Thứ nhất, trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, trừ trường hợp sau: "2- Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh". (khoản 2 Điều 335 Bộ luật Dân sự năm 2015

Thứ hai, như vậy, nếu các bên không có thỏa thuận như nêu trên, thì bên bảo lãnh sẽ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh ngay sau khi bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, mà không phụ thuộc vào việc bên được bảo lãnh có hay không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;

Thứ ba, về phạm vi bảo lãnh:"1- Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh; 2- Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác" (khoản 1, 2 Điều 336)
Tức là các bên có thể thỏa thuận bên bảo lãnh chỉ có nghĩa vụ trả nợ một phần hay toàn bộ số nợ gốc hoặc chỉ phải trả nợ một số tiền nhất định, bao gồm tất cả các khoản tiền gốc, tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả cộng lại. Quy định này bổ sung thêm khoản “lãi trên số tiền chậm trả” so với Bộ luật dân sự năm 2005. Và khoản lãi này có thể là từ 10 đến 20%/năm tùy theo loại hợp đồng cụ thể theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015

Thứ tư, trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại3. Điều này khác vổi việc nghĩa vụ bảo lãnh đã phát sinh, nhưng người bảo lãnh chết mà chưa thực hiện xong nghĩa vụ bảo lãnh, thì nghĩa vụ này sẽ được chuyển cho những người thừa kế tài sản của người bảo lãnh;

Thứ năm, khi nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ thì phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định bảo lãnh theo các phần độc lập; bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người bảo lãnh liên đới phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
Khi một người trong số những người bảo lãnh liên đới đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh thì có quyền yêu cầu những người bảo lãnh còn lại phải thực hiện phần nghĩa vụ của họ đối với mình.

Thứ sáu, bên nhận bảo lãnh không được yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh khi nghĩa vụ chưa đến hạn

Thứ bảy, trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại

Thứ tám, trường hợp bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh mà bên nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh thì bên được bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ đốì với bên nhận bảo lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác. Trường hợp chỉ một trong sô" nhiều người cùng bảo lãnh liên đới được miễn việc thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình thì những người khác vẫn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của họ. Trường hợp một trong sô những người nhận bảo lãnh liên đới miễn cho bên bảo lãnh không phải thực hiện phần nghĩa vụ đốì với mình thì bên bảo lãnh vẫn phải thực hiện phần nghĩa vụ còn lại đôi vổi những người nhận bảo lãnh liên đới còn lại;

Thứ chín, bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bên nhận bảo lãnh có thể bù trừ nghĩa vụ với bên được bảo lãnh

Biện pháp bảo lãnh chấm dứt trong 4 trường hợp sau đây: nghĩa vụ được bảo lãnh chấm dứt; việc bảo lãnh được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác; bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; theo thỏa thuận của các bên.

Bên bảo lãnh được hưởng thù lao nếu bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh có thỏa thuận. Điều này là đương nhiên đôi với việc bảo lãnh chuyên nghiệp của các tổ chức tín dụng và thường được gọi là phí bảo lãnh. Còn bảo lãnh của các cá nhân, pháp nhân khác, tuy không phải là một hoạt động thường xuyên, tức không phải là một hoạt động kinh doanh nhằm mục đích lợi nhuận, nhưng cũng được phép thỏa thuận về việc trả và hưởng thù lao.

Ngoài quan hệ vối bên nhận bảo lãnh, trong quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh thì bên bảo lãnh có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối vối mình trong phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh đã thực hiện, trừ trường hợp có thỏa thuận khác

Tham khảo:Sách 9 biện pháp đảm bảo nghĩa vụ hợp đồng, tác giả: Luật sư Trương Thanh Đức (trọng tài VIAC), nhà xuất bản: Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, năm 2017

Luật gia Nguyễn Thị Hoài Thương - Phòng tư vấn doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn 1900 6198, tổng hợp.

Khuyến nghị:
  1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: info@luatviet.net.vn, info@everest.net.vn