Bác sĩ tắc trách có phải trịu trách nhiệm hình sự?

Luật sư tư vấn về việc bác sĩ tắc trách có phải trịu trách nhiệm hình sự...

Hỏi: Mẹ tôi bị u tuyến giáp. Được chuyển vào bệnh viện Trung Ương Huế để tiến hành phẫu thuật.Sau khi phẫu thuật xong thì mẹ tôi bị khản tiếng, không nói được rõ. Bác sĩ trực tiếp phẫu thuật cho biết 1 thời gian sau tập nói sẽ khỏi, vì phẫu thuật vùng giáp nó ảnh hưởng như thế. Sau hai tháng mẹ tôi tái khám tại 1 bệnh viện tại Hà Nội, sau khi các bác sĩ ở đấy tiến hành các công tác kỹ thuật kiểm tra thì cho biết là dây thanh đã bị cắt, gia đình nên khởi kiện. Suy nghĩ lại, gia đình tôi thấy các bác sĩ ở bệnh viên TWHuế đã cố tình che giấu sự sai sót, tắc trách( ngoài ra gia đình tôi còn bị ăn cắp mất giấy ra viện ). Khi hỏi tới thì bác sĩ tỏ ý không biết,không có vàné tránh. Vậy thưa luật sư, chúng tôi có thể khởi kiện không? Chúng tôi cần những điều kiện, những bằng chứng gì? ngoài ra mức độ của vụ việc này như thế nào và trong luật có quy định xử phạt và bồi thường như thế nào ạ?

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Đại Hải - Tổ tư vấn pháp luật hình sự của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:

Điều 6 Luật khám chữa bệnh năm 2009 quyđịnh:

"Điều 6. Các hành vi bị cấm:10. Vi phạm quyền của người bệnh; không tuân thủ các quy định chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh; lạm dụng nghề nghiệp để xâm phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể người bệnh; tẩy xóa, sửa chữa hồ sơ bệnh án nhằm làm sai lệch thông tin về khám bệnh, chữa bệnh.11. Gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người hành nghề".

Như vậy, việc bác sỹ củabệnhviệnTWHuếdo thiếu trách nhiệm hoặc thiếu trình độ chuyên môn. tắctráchtrong công việcdẫn đến việc khi phẫuthuậtđãcắtvàodây thanh quảncủamẹbạn làđã vi phạm các quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

Theo quy định tại Điều 73, Điều 74 Luậtkhámchữabệnh2009 thìkhi xảy ra tai biến đối với người bệnh, việc xác định có hay không có sai sót chuyên môn kỹ thuật của y, bác sĩ sẽ do một Hội đồng chuyên môn kết luận. Hội đồng chuyên môn được thành lập bởi người đứng đầu cơ sở khám bệnh nếu có yêu cầu giải quyết tranh chấp; hoặc nếu người đứng đầu cơ sở khám bệnh không tự thành lập được thì đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế quản lý trực tiếp thành lập. Trong trường hợp vụ việc liên quan đến tai biến trong khám bệnh, chữa bệnh được giải quyết theo thủ tục tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng có thể đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về y tế thành lập hội đồng chuyên môn để tiến hành giám định.

Hội đồng chuyên môn xác định y, bác sĩ “có sai sót chuyên môn kỹ thuật” khi đã thực hiện một trong các hành vi sau đây:

a) Vi phạm trách nhiệm trong chăm sóc và điều trị người bệnh;

b) Vi phạm các quy định chuyên môn kỹ thuật và đạo đức nghề nghiệp;

c) Xâm phạm quyền của người bệnh”.

Kết luận của hội đồng chuyên môn là cơ sở để giải quyết tranh chấp hoặc để cơ quan tiến hành tố tụng xem xét, quyết định hướng xử lý, giải quyết vụ việc; là căn cứ để cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về y tế, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đối với y, bác sĩ có sai phạm.

Điều 76 và Điều77 Luật khám chữa bệnh 2009 quyđịnh về trách nhiệm và mức bồi thường thiệt hại của y, bác sỹ trong khám bệnh, chữa bệnh như sau:

"Điều 76. Trách nhiệm của người hành nghề, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi xảy ra tai biến trong khám bệnh, chữa bệnh:1. Trường hợp xảy ra sai sót chuyên môn kỹ thuật gây ra tai biến cho người bệnh hoặc trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 73 của Luật này, doanh nghiệp bảo hiểm mà cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã mua bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bệnh theo hợp đồng bảo hiểm đã ký với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chưa mua bảo hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều 78 của Luật này thì phải tự bồi thường thiệt hại cho người bệnh theo quy định của pháp luật.2. Ngoài việc bồi thường theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và người hành nghề có sai sót chuyên môn kỹ thuật gây ra tai biến cho người bệnh phải chịu các trách nhiệm pháp lý khác theo quy định của pháp luật.3. Trường hợp xảy ra tai biến trong khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 73 của Luật này thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và người hành nghề không phải bồi thường thiệt hại".

"Điều 77. Xác định mức bồi thường thiệt hại do sai sót chuyên môn kỹ thuật gây ra tai biến trong khám bệnh, chữa bệnh:Việc xác định mức bồi thường thiệt hại trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 76 của Luật này được thực hiện theo quy định của pháp luật.Trong trường hợp xảy ra sai sót chuyên môn kỹ thuật gây ra tai biến cho người bệnh thì ngoài trách nhiệm bồi thường theo quy định, y, bác sĩ có sai sót chuyên môn kỹ thuật gây ra tai biến cho người bệnh có thể phải chịu trách nhiệm hànhchínhhoặc trách nhiệm hìnhsựtheo quy định tạiĐiều242 Bộluậthìnhsự1999"

"Điều 242. Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác :1. Người nào vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 201 của Bộ luật này, gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người khác hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt từ từ bảy năm đến mười lăm năm.4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm".

Như vậy trường hợp của mẹ bạn, bác sĩ này có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 242 Bộ luật hình sự 1999 tùy thuộc vào tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi. Khimẹ bạntái khám tại 1 bệnh viện tại Hà Nội, các bác sĩ ở đấy tiến hành các công tác kỹ thuật kiểm tra thì cho biết là dây thanh củamẹbạnđã bị cắt. Nhưvậygiađìnhbạncóthểkhởikiệnđốivới sựtắctrách củabác sĩkia. Bácsĩkiađãvi phạmcác quyđịnhvềkhám chữabệnhgâythiệthạinghiêm trọngcho sứckhỏecủamẹbạn. Hành vinétránhcủabác sĩnàycònthểhiệnviệcthiếuđạođức nghềnghiệp. Việcnàyđãtrựctiếpxâm phạmđến quyềnvàlợiíchhợppháp củamẹbạn, dođómẹ và gia đìnhbạnhoàntoàncóquyềnkhởikiệnvịbácsĩnày.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.