Bà nội không chung hộ khẩu với bố có được chia thừa kế?

Việc xác định người thừa kế không phụ thuộc vào sổ hộ khẩu gia đình, mà sẽ phụ thuộc vào nội dung di chúc (nếu có) hoặc theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Hỏi: Ba tôi là chủ hộ của gia đình, hộ khẩu chỉ có tên ba, mẹ và tôi. Ba tôi đã mất, để lại mảnh đất đứng tên của ba. Đề nghị luật sư tư vấn khi ba mất bà nội tôi không chung hộ khẩu của nhà tôi thì có được thừa kế không?

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Ngô Thị Phi - Công ty Luật TNHH Everest -trả lời:

Bộ luật dân sự năm 2005 quy định như sau:

“Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật” (Điều 631).
“Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại” (điểm a, b khoản 1 Điều 676).
“ Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản” (khoản 2, khoản 3 Điều 676)
Việc xác định người thừa kế không phụ thuộc vào sổ hộ khẩu gia đình, mà sẽ phụ thuộc vào nội dung di chúc (nếu có) hoặc theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Nếu ba bạn để lại di chúc thì di sản thừa kế được chia trong những người được chỉ định trong di chúc. Nếu ba bạn không để lại di chúc thì di sản được chia cho người thừa kế theo pháp luật.
Theo quy định của pháp luật thì người được hưởng di sản của ba bạn là những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ba bạn, gồm: mẹ bạn (với tư cách là vợ người để lại di sản), bạn (với tư cách là con người để lại di sản) và bà nội bạn (với tư cách là mẹ đẻ của người để lại di sản) và những người thừa kế khác (nếu có).
Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.