Bà nội có được cho cháu đi làm con nuôi không?

Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ người được nhận làm con nuôi.

Hỏi: Anh trai tôi mắc bệnh hiểm nghèo đã qua đời. Chị dâu tôi thì đi làm xa và không chăm lo cho các con. Để lại cho mẹ tôi là bà nội phải nuôi 04 cháu nhỏ. Cuộc sống quá vất vả, nên mẹ tôi đã có ý định cho cháu út đi làm con nuôi. Đề nghị Luật sư tư vấn, không có ý kiến của chị dâu tôi thì mẹ tôi có cho cháu đi làm con nuôi được không? (Hòa Nhung - Phú Thọ)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thị Yến - Tổ tư vấn pháp luật Hôn nhân và Gia đình của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Liên quan tới vấn đề anh (chị) hỏi, chúng tôi xin trích dẫn một số quy định của Luật Nuôi con nuôi năm 2010 như sau:

- Sự đồng ý cho làm con nuôi: “1. Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ; trường hợp nhận trẻ em từ đủ 9 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó; 2. Người đồng ý cho làm con nuôi quy định tại khoản 1 điều này phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ tư vấn đầy đủ về mục đích nuôi con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ đẻ và con sau khi người đó được nhận làm con nuôi; 3. Sự đồng ý phải hoàn toàn tự nguyện, trung thực, không bị ép buộc, không bị đe dọa hay mua chuộc, không vụ lợi, không kèm theo yêu cầu trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác; 4. Cha mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con làm con nuôi sau khi con đã được sinh ra ít nhất 15 ngày” (Điều 21).

- Kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến của những người liên quan: "Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, tiến hành xong việc lập ý kiến của những người quy định tại Điều 21 của Luật này. Việc lấy ý kiến phải lập thành văn bản và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người được lấy ý kiến" (Điều 20).

Như vậy theo quy định của pháp luật, khi anh trai của anh (chị) đã chết và chị dâu anh (chị) là mẹ đẻ của cháu vẫn còn sống. Việc người khác muốn cho hoặc nhận cháu của anh (chị) làm con nuôi phải được sự đồng ý của mẹ cháu bé bằng văn bản. Theo đó, nếu chưa nhận được sự đồng ý của con dâu thì mẹ anh (chị) hoàn toàn không có quyền cho người khác nhận cháu làm con nuôi.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và Gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.