Ai có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và thời hiệu giải quyết tranh chấp lao động trong bao lâu?

Tranh chấp lao động cá nhân do hai chủ thể có thẩm quyền giải quyết là hòa giải viên lao động và Tòa án nhân dân

Hỏi:A làm giúp việc trong gia đình chị H, do nghi ngờ A không thật thà và lười biếng nên ngày 20/8/2016 chị H chấm dứt lao động hợp đồng với A mà không thông báo trước. A cho rằng chị H không có căn cứ chấm dứt hợp đồng nên làm đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp. Như vậy, chủ thể nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên và thời hiệu giải quyết tranh chấp là bao lâu? (Trần Phương – Bắc Giang)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Hải Anh – Tổ tư vấn pháp luật Lao động Công ty Luật TNHH Everest – Trả lời:

Tranh chấp của A và chị H là tranh chấp lao động cá nhân nên có hai chủ thể có thẩm quyền giải quyết là hòa giải viên lao độngTòa án nhân dân.

Tranh chấp này không bắt buộc phải thông qua thủ tục hòa giải theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 201 Bộ luật Lao động 2012 quy định như sau: “Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải thông qua thủ tục hòa giải: c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động”.

Như vậy, tranh chấp của A và chị H không bắt buộc phải thông qua thủ tục hòa giải, A có thể thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Tòa án giải quyết hoặc có thể trực tiếp yêu cầu Tòa án giải quyết.

- Trường hợp tranh chấp thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động:

Hoà giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng. Khi làm thủ tục hòa giải sẽ có 3 trường hợp:

+ Trường hợp Achị H hòa giải thành thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành.

+ Trường hợp Achị H không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét. Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hoà giải, hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải thành.

+ Trường hợp Achị H không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, thì hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành.


Trong tình huống, nếu hòa giải giữa Achị H thuộc trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều 201 Bộ luật lao động 2012 mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì A hoặc chị H có quyền gửi đơn yêu cầu để Tòa án nhân dân giải quyết.


Việc yêu cầu giải quyết tranh chấp của A cần phải tuân theo đúng các quy định pháp luật về thời hiệu quy định tại Điều 202 Bộ luật lao động năm 2012:

“1. Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

2. Thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.”

- Trường hợp A nộp đơn trực tiếp lên Tòa án nhân dân để giải quyết:

A có thể nộp đơn lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chị H cư trú hoặc hai bên thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú của A giải quyết tranh chấp.

Như vậy, tranh chấp của A và chị H có thể được giải quyết bằng hòa giải viên lao động hoặc Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên. Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp là 06 tháng; thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@everest.net.vn.
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.