Ai có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật?

Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật

Hỏi: Một chủ nợ của bố tôi (năm nay 57 tuổi - bằng tuổi với bố tôi) yêu cầu bố tôi gả chị tôi (năm nay 21 tuổi) cho ông ấy để xóa số nợ lên đến 08 tỷ. Mặc dù chị tôi kiên quyết phản đối, dưới sự ép buộc của bố mẹ tôi, đầu tháng trước chị đã lên xe hoa về nhà chồng. Tuy nhiên, chị tôi liên tục bỏ ăn, rơi vào tình trạng trầm cảm và có ý định tự tử. Giờ chị tôi phải làm thế nào? Kính mong luật sư tư vấn gấp giùm ạ! (Trâm Anh - Nam Định)
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn Luật Hôn nhân & Gia đình Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

- Quy định về hành vi bị cấm: "Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn" (điểm e khoản 2 Điều 5);
- Về điều kiện kết hôn: "Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự; (khoản 1 Điều 8).

Về quy định người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật:"1-Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này.2- Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này:a- Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;b- Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;c- Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;d- Hội liên hiệp phụ nữ.3- Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật” (Điều 10).

Như vậy, cuộc hôn nhân của chị gái anh (chị) là hoàn toàn trái pháp luật. Chị gái của anh (chị) có quyền tự mình hoặc đề nghị tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: info@luatviet.net.vn.
  1. Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và Gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  1. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.